Cách bảo vệ sức khỏe khi sống ở khu vực ô nhiễm không khí

Khoảng 95% các thành phố ở Đông Nam Á được đánh giá đã vượt ngưỡng ô nhiễm về bụi mịn, trong đó Hà Nội thuộc top 3. Với tình trạng đáng báo động này, bạn cần làm gì để sức khỏe không bị đe dọa bởi chính không khí mà ta hít thở mỗi ngày?

“Báo động đỏ” về tình trạng ô nhiễm không khí
Thời gian gần đây, sự xuất hiện lớp sương bụi che khuất tầm nhìn đã gióng lên hồi chuông báo động về tình trạng ô nhiễm không khí đang diễn ra tại nhiều đô thị lớn tại Đông Nam Á nói chung và Việt Nam nói riêng.
Theo phòng Dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho biết, hiện tượng mà người dân cho rằng là sương mù tự nhiên không đơn thuần là các giọt nước ngưng tụ, mà có thêm các loại khói bụi ô nhiễm ẩn trong không khí. Trong đó nghiêm trọng nhất là hạt bụi siêu mịn PM 2.5 có độ dày chỉ bằng 1/30 sợi tóc, dễ dàng thâm nhập vào hệ thống hô hấp của cơ thể. Theo WHO, tiếp xúc với ô nhiễm PM2.5 làm tăng nguy cơ mắc các bệnh như ung thư phổi, tim mạch và các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn.

Theo Báo cáo chất lượng không khí toàn cầu do IQAir AirVisual hợp tác với Greenpeace Đông Nam Á thực hiện, ghi nhận Hà Nội là một trong hai thành phố ô nhiễm nhất Đông Nam Á. Mặc dù không nghiêm trọng như Hà Nội, chất lượng không khí ở TP.HCM vẫn tác động xấu đến người già, trẻ em, phụ nữ mang thai. Nguyên nhân hàng đầu gây ra hiện tượng này được nhận định là từ hoạt động giao thông, công nghiệp và sinh hoạt hàng ngày của người dân.

Không riêng gì hai đô thị lớn nhất cả nước, nhiều thành phố khu vực Nam Bộ trong thời gian gần đây như Rạch Giá (Kiên Giang), Long Xuyên (An Giang), Cần Thơ cũng có chỉ số ô nhiễm không khí cao bất thường, được cho rằng có liên quan đến cháy rừng ở Indonesia.

Làm cách nào để đảm bảo an toàn khi “sống chung” với ô nhiễm không khí?

Chúng ta hãy lạc quan vì chắc chắn các các cơ quan bảo vệ môi trường của Việt Nam sẽ vào cuộc để có các biện pháp thành công như các biện pháp Trung Quốc đã thực hiện trước đây 20 năm giúp Bắc Kinh thoát khỏi nhóm ô nhiễm nhất thế giới.

Trong khi chờ đợi các cơ quan chứ năng vào cuộc để chống lại ô nhiễm không khí, để trực tiếp đối phó với tình trạng này, bước đầu bạn hãy trang bị khẩu trang khi ra đường. Thẩu trang y tế thông thường không đủ khả năng chống lại bụi mịn, các chuyên gia khuyến cáo nên lựa chọn loại khẩu trang có khả năng ngăn bụi PM 2.5 (như N95, N99 hoặc N100). Để nắm được tình hình chỉ số chất lượng không khí, mỗi người nên tự cài đặt các ứng dụng đo chất lượng không khí tại khu vực sinh sống để tiện theo dõi như Air Visual, Air Matters, AirNow, Air Quality… Từ đó, bạn có thể hạn chế hoạt động ngoài trời khi chỉ số chất lượng không khí cảnh báo ở mức không tốt hoặc nguy hại cho sức khỏe.

Nhưng quan trọng hơn cả, bạn hãy thay đổi lối sống và sinh hoạt để giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trường. Chẳng hạn như tăng cường sử dụng phương tiện giao thông công cộng, trồng cây xanh lọc không khí, thường xuyên sử dụng máy hút bụi, lọc không khí…

Bên cạnh đó, về lâu dài bạn nên duy trì lối sống lành mạnh, ăn uống đủ chất và vận động thường xuyên để thải độc và nâng cao sức đề kháng cho sức khoẻ. Đồng thời nên thường xuyên kiểm tra sức khỏe định kỳ để theo dõi, kiểm soát và sớm có những phương án chăm sóc sức khoẻ phù hợp nếu chẳng may mắc bệnh.


Tham khảo máy lọc không khí tại Tiki

Tham khảo khẩu trang chống bụi PM 2.5 tại Shopee

 

Trung tâm Giải pháp Hello 3S

( Nguồn: Dân trí) 

Gửi phản hồi