Thưa luật sư, tôi hiện muốn tách thửa đất khoảng 60 m2 ( hiện không có lối đi ) từ miếng đất chung khoảng 128 m2 , nhưng khi tách ra thì có phải chừa lối đi không ? chừa bao nhiêu mét? ( Quận Bình Tân ngày 11.12.18)
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận tư vấn của Trung tâm giải pháp Hello 3S.
Căn cứ vào những thông tin quý khách cung cấp cho chúng tôi qua form Yêu cầu dịch vụ bán bất động sản tại wesite hello3s.com , nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau :
Theo điều 254 Bộ luật dân sự năm 2015:
Điều 254. Quyền về lối đi qua
1.Chủ sở hữu có bất động sản bị vây bọc bởi các bất động sản của các chủ sở hữu khác mà không có hoặc không đủ lối đi ra đường công cộng, có quyền yêu cầu chủ sở hữu bất động sản vây bọc dành cho mình một lối đi hợp lý trên phần đất của họ.
Lối đi được mở trên bất động sản liền kề nào mà được coi là thuận tiện và hợp lý nhất, có tính đến đặc điểm cụ thể của địa điểm, lợi ích của bất động sản bị vây bọc và thiệt hại gây ra là ít nhất cho bất động sản có mở lối đi.
Chủ sở hữu bất động sản hưởng quyền về lối đi qua phải đền bù cho chủ sở hữu bất động sản chịu hưởng quyền, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.
2.Vị trí, giới hạn chiều dài, chiều rộng, chiều cao của lối đi do các bên thỏa thuận, bảo đảm thuận tiện cho việc đi lại và ít gây phiền hà cho các bên; nếu có tranh chấp về lối đi thì có quyền yêu cầu Tòa án, cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác xác định.
3.Trường hợp bất động sản được chia thành nhiều phần cho các chủ sở hữu, chủ sử dụng khác nhau thì khi chia phải dành lối đi cần thiết cho người phía trong theo quy định tại khoản 2 Điều này mà không có đền bù.
Căn cứ vào Quyết định số 88/2007/QĐ-UB của UBND TPHCM quy định lộ giới và quản lý đường hẻm trong các khu dân cư hiện hữu :
Đối với hẻm chính (hẻm được nối thông vào đường có lộ giới lớn hơn 12m) lộ giới tối thiểu là 6m. Trong trường hợp đặc biệt, chủ tịch UBND quận, huyện được quyền xem xét, quyết định lộ giới hẻm chính nhỏ hơn 6m nhưng không được nhỏ hơn 4,5m; đối với hẻm nhánh và hẻm cụt (hẻm được nối với hẻm chính) nếu có chiều dài nhỏ 25m thì lộ giới tối thiểu 3,5m, dài từ 25m – 50m lộ giới tối thiểu 4m, từ 50m – 100m lộ giới tối thiểu 4,5m, từ 100m – 200m lộ giới tối thiểu 5m và lớn hơn 200 m lộ giới tối thiểu 6m. Chiều rộng lối đi chung được phép nhỏ hơn 3,5m nhưng không được nhỏ hơn 2m.
Những nơi có mật độ dân cư sinh sống hai bên hẻm quá cao (trên 300 người/ha) hoặc dọc theo hẻm có trụ điện cần tăng thêm 0,5m cho lộ giới quy định đối với các hẻm có lộ giới tối thiểu từ 3,5m – 4,5m. Đối với các quận, huyện ven, cho phép điều chỉnh lộ giới hẻm cao hơn quy định từ 0,5m – 1m. Trong trường hợp hẻm cụt dài quá 150m thì phải ưu tiên bố trí chỗ quay đầu xe. Việc xây dựng hầm để xe ô tô chỉ được thực hiện khi công trình có khoảng không gian rộng tối thiểu 3m. Nguyên tắc xác định lộ giới hẻm là lấy tim đường hiện hữu mở rộng đều ra hai bên.
Như vậy, trường hợp của bạn để được tách thửa thì tối thiểu phải có lối đi chung cho bất động sản cần tách thửa mà chưa có lối đi và lối đi chung phải tối thiểu là 2 mét. Đồng thời, bạn cũng lưu ý đến diện tích tối thiểu được tách thửa tại quận Bình Tân quyết định 60/2017/QĐ-UBND của UBND TP.HCM ” Thửa đất hình thành và thửa đất ở còn lại sau khi tách thửa thuộc Khu vực 2 gồm các quận 2, 7, 9, 12, Bình Tân, Thủ Đức tối thiểu là 50m2 và chiều rộng mặt tiền thửa đất không nhỏ hơn 4m.”
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn.
Trân trọng.