Ngữ điệu trong tiếng Anh là cách lên xuống giọng, ngắt nghỉ khi nói, khi giao tiếp khiến cho kĩ năng nói của bạn trôi chảy hơn, hấp dẫn và tự nhiên hơn. Chúng ta đều biết rằng nói có ngữ điệu sẽ khiến người nghe cảm thấy dễ chịu và hứng thú. Nhưng không phải ai cũng biết trong tiếng Anh có những quy tắc ”bất di bất dịch” về ngữ điệu. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu về 10 quy tắc khi lên giọng và xuống giọng trong tiếng Anh nhé!
I. Quy tắc lên giọng (the rising tune)
1. Lên giọng ở cuối các câu hỏi Yes/No
Ở cuối các câu hỏi, đặc biệt là câu hỏi yes or no, bạn nên lên giọng một chút để người nghe hiểu rằng họ đang có ý định hỏi mình. Ví dụ như:
- Have you ever come here? – Bạn tới đây bao giờ chưa?
- Are you a student? – Bạn còn học sinh đúng không?
- Are you ready? – Bạn sẵn sàng chưa?
Vói những câu hỏi này, ngữ điệu của bạn sẽ thấp trầm ở phần đầu và lên dần ở đoạn cuối câu.
2. Lên giọng ở cuối các câu hỏi đuôi
Câu hỏi đuôi là kiểu câu hỏi lại cho chắc chắn. Ví dụ:
- You love her, don’t you? – Cậu yêu cô ta, đúng không?
- John is your teacher, isn’t he? – John là giáo viên của cậu, phải vậy không?
Ở phần cuối của những câu hỏi này, bạn cũng cần lên giọng một chút để truyền tải thông tin mang ý nghĩa thẩm định lại người nghe về một thông tin nào đó.
3. Lên giọng ở những câu cầu khiến
Đối với các câu cầu khiến, khi muốn nhờ người khác làm giúp mình việc gì đó, bạn cần lên giọng một chút ở cuối câu.
- Can you give me a cup of tea? – Bạn có thể đưa cho tôi một tách trà không?
- Will you turn off the light for me, please? – Làm ơn tắt đèn giúp tôi được không?
Khi lên giọng ở kiểu câu này, bạn đã thể hiện sự cầu xin, nhờ vả người khác với một thái độ đúng mực và lịch sự. Nếu xuống giọng ở kiểu câu cầu khiến sẽ rất dễ hiểu nhầm thành ra mệnh lệnh, quát nạt, ép buộc.
4. Thể hiện cảm xúc tích cực
Khi thể hiện những cảm xúc tích cực như vui sướng, ngạc nhiên, hạnh phúc, bất ngờ,… chúng ta cần lên giọng ở những tính từ này.
Ví dụ:
- Wow, that’s great! I’m so happy! – Ôi, thật tuyệt! Tôi hạnh phúc quá đi mất!
- Oh, really surprise! – Ôi, thực sự ngạc nhiên quá!
5. Lên giọng khi xưng hô thân mật
Khi người bản ngữ gọi tên người khác hoặc xưng hô một cách thân thiết, họ cũng có xu hướng lên giọng ở những từ đó. Ví dụ:
- Oh sweetie, where are you all day? – Ôi con yêu à, con ở đâu cả ngày vậy?
- My honey, I give all my love for you. – Tình yêu à, anh dành toàn bộ trái tim này cho em.
- Kery, my friend, come here and drink with me – Nào Kery bạn của tôi, đến đây uống với tôi nào.
II. Quy tắc xuống giọng (the falling tune)
1. Xuống giọng ở cuối câu chào hỏi
Với những câu chào hỏi như ”Good Morning!”, ”Good afternoon”, người bản ngữ thường xuống giọng ở cuối câu để tạo sự thân mật nhưng vẫn lịch thiệp. Đó cũng là một trong những bí kíp gây thiện cảm ngay từ khi bắt đầu lời chào của người phương Tây.
2. Xuống giọng ở cuối câu hỏi có từ để hỏi
Ở những câu hỏi có từ để hỏi như ”What, When, Where, Why, How,…” chúng ta cần xuống giọng ở cuối câu hỏi, ví dụ như:
- What do you usually do in the evening? – Bạn thường làm gì vào các buổi tối?
- Why are you here today? – Sao bạn lại ở đây?
- What are you doing? – Bạn đang làm gì vậy?
Khác với những câu hỏi yes/no, các câu hỏi có từ để hỏi xuống giọng ở cuối câu để thể hiện sự nghiêm túc và yêu cầu câu trả lời từ người nghe. Các bạn cần lưu ý điều này để không sai về ngữ điệu khi nói tiếng Anh nhé!
3. Xuống giọng ở cuối các câu trần thuật
Câu trần thuật là những câu kể bình thường, kết thúc bằng dấu chấm. Câu trần thuật thường chứa đựng thông tin hoặc các câu chuyện từ người nói. Tuy nhiên khi kết thúc các câu trần thuật, chúng ta cần xuống giọng để người nghe hiểu về nhịp điệu của cuộc nói chuyện. Nếu bạn không xuống giọng ở cuối câu, người nghe sẽ cảm thấy hẫng vì không biết câu chuyện của bạn đã kết thúc hay chưa.
4. Xuống giọng ở cuối các câu đề nghị, mệnh lệnh
Khác với các câu cầu khiến, các câu mệnh lệnh thường xuống giọng ở cuối câu để thể hiện tính chất nghiêm trọng, áp đặt từ người nói.
Ví dụ:
- Sit down! – Ngồi xuống!
- Don’t be late anymore! – Đừng đi trễ thêm lần nào nữa.
- Put on your coat, now! – Mặc áo vào ngay đi!
5. Xuống giọng ở câu cảm thán thể hiện tâm trạng tiêu cực
Với các câu cảm thán thể hiện tâm trạng tồi tệ, người nói thường hơi xuống giọng một chút. Khi đó, người nghe sẽ có cảm giác chuyện này rất tiêu cực và ảnh hướng không tốt đến người nói, hoặc rất nghiêm trọng. Ví dụ:
- I’m so sad. My mother scold me strictly. – Tôi buồn quá. Mẹ mắng tôi nặng nề lắm.
- Oh my god! I’m dying. – Chúa ơi, tôi chết đây!
Trên đây là những quy tắc cơ bản nhất về cách lên giọng, xuống giọng khi nói tiếng Anh bạn cần biết. Để áp dụng thành thạo những quy tắc này, bạn cần thực hành nghe nói nhiều hơn, giao tiếp cùng bạn bè nhiều hơn. Đôi khi bạn có thể lồng ghép cảm xúc của mình qua ngữ điệu để tạo sự hấp dẫn cho bài nói. Điều này luôn được người bản ngữ đánh giá cao. Chúc các bạn thành công!
Để có thể phát âm chuẩn đồng thời có thể nghe nói tiếng Anh cơ bản, các bạn có thể tham khảo Khóa học online Nghe nói tiếng Anh trong 3 giờ (sỡ hữu khóa học trọn đời) tại Unica.
Câu lạc bộ Tiếng Anh
( Nguồn : Ecorp)