Có được tự ý ghi âm người khác không?

Ngày 23/09/2022,

Thưa luật sư,

Tôi biết một người có một hành vi rất xấu là thường tự ý ghi âm người khác khi nói chuyện.Tôi nghe nói, ghi âm lén lút mà không có sự đồng ý của người đó thì có thể là hành vi trái pháp luật. Xin hỏi, pháp luật quy định về vấn đề này như thế nào ạ? Xin cảm ơn ( Long An)

TRẢ LỜI:

Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đề nghị tư vấn luật đến Bộ phận tư vấn của Trung tâm giải pháp Hello 3S.
Căn cứ vào những thông tin quý khách cung cấp cho chúng tôi qua form Liên hệ tại wesite hello3s.com, nội dung câu hỏi của bạn đã được chúng tôi nghiên cứu và tư vấn cụ thể như sau :

Căn cứ theo điều 21 Hiến pháp 2013 quy định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn”.

Tuy nhiên, pháp luật hiện chưa có những quy định cụ thể về quyền ghi âm của cá nhân. Dựa theo nguyên tắc, mọi công dân được làm những việc mà pháp luật không cấm thì công dân vẫn được quyền ghi âm.

Vấn đề đặt ra là người thực hiện việc ghi âm sử dụng nội dung ghi âm vào các mục đích gì? Sẽ là bất hợp pháp nếu nhằm xâm phạm đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, xâm phạm danh dự, nhân phẩm người khác. Ngược lại, nếu băng ghi âm được sử dụng vào mục đích chính đáng, để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, để đấu tranh phòng chống tham nhũng, dùng làm chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội thì vẫn được chấp nhận.

Như vậy, tùy vào từng trường hợp, việc ghi âm, ghi hình lén được thực hiện với mục đích gì. Nếu ghi âm làm chứng cứ để chứng minh hành vi phạm tội, tố cáo hành vi tham nhũng, cung cấp cho cơ quan điều tra đấu tranh chống tội phạm thì không vi phạm pháp luật.

Còn người thực hiện việc ghi âm, ghi hình vào mục đích bất hợp pháp sẽ phải chịu những chế tài theo quy định pháp luật.

Riêng đối với hành vi nghe trộm, ghi âm cuộc gọi của người khác thì theo quy định tại Điều 102, khoản 3, điểm q, Nghị định số 15/2020/NĐ-CP  sẽ bị phạt từ 10 triệu đồng đến 20 triệu đồng với  hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật”. Ngoài ra, theo quy định tại điều 159 Bộ luật hình sự 2015 thì:

-Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 20 triệu đến 50 triệu đồng; hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm khi  thực hiện hành vi “Nghe, ghi âm cuộc đàm thoại trái pháp luật”; mà trước đó đã bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.

-Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 03 năm:

+Có tổ chức;

+Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;

+Phạm tội 02 lần trở lên;

+Tiết lộ các thông tin đã chiếm đoạt, làm ảnh hưởng đến danh dự, uy tín, nhân phẩm của người khác;

+Làm nạn nhân tự sát.

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi đối với câu hỏi của bạn.
Trân trọng.

Trung tâm Giải pháp Hello 3S

Gửi phản hồi