Cuộc sống hiện đại ngày nay có rất nhiều yếu tố khiến chúng ta phải lo lắng và bạn luôn có cảm giác bất an, phiền muộn.
Lo lắng là một phản ứng thông thường đối với stress. Nó giúp bạn đương đầu với những tình huống căng thẳng. Nó cũng giúp bạn tập trung hành động và là động cơ thúc đẩy bạn thực hiện. Tất cả chúng ta đều từng lo lắng và lo lắng sẽ được hóa giải khi sự việc được giải quyết.
Tuy nhiên, lo lắng sẽ trở thành một vấn đề khi nó trở nên quá mức, luôn trong trạng thái kinh sợ quá mức đối với mọi sự việc, hoàn cảnh, chẳng hạn như đi thang máy, ra khỏi nhà. Những người mắc chứng rối loạn lo lắng thường cảm thấy sợ và bất an về tất cả mọi thứ xung quanh. Những xúc cảm này rất khó kiểm soát và càng làm họ kinh sợ hơn và trạng thái này thường kéo dài hơn rất nhiều so với lo lắng thông thường thì bạn đã chuyển sang một trạng thái lo âu bệnh lý: Bệnh lo âu (Anxiety Disorder). Bệnh còn có tên khác là rối loạn lo âu toàn thể. Ở người mắc rối loạn lo âu lan tỏa thì trầm cảm là bệnh tâm thần thường kết hợp nhất, xảy ra gần 2/3 các trường hợp. Rối loạn hoảng loạn có ở 1/4 số bệnh nhân có rối loạn lo âu lan tỏa, lạm dụng rượu có nhiều hơn 1/3 các trường hợp. Các nghiên cứu gần đây trên trẻ sinh đôi cho thấy xu hướng chung các yếu tố di truyền của cả hai rối loạn lo âu lan tỏa và trầm cảm, và một báo cáo mới đây đề nghị một khác biệt di truyền về gien vận chuyển serotonin có thể góp phần ở người có cả hai bệnh lý này. Theo thống kê riêng ở Mỹ của dự án nghiên cứu National Comorbidity Survey trong năm 2005 (một dự án nghiên cứu về tỉ lệ các rối loạn tâm thần ở người Mỹ) thì 58% bệnh nhân được chẩn đoán trầm cảm có rối loạn lo âu, trong số đó 17,2% là rối loạn lo âu lan tỏa, 9,9% là rối loạn hoảng sợ. (Nguồn Wikimedia)
Tại Hoa Kỳ, lo âu đứng hàng đầu trong số các tâm bệnh nhưng chỉ 25% bệnh nhân được chẩn đoán và điều trị. Bệnh lo âu thấy ở mọi người, mọi giới, mọi tuổi nhưng nữ giới thường bị bệnh nhiều gấp đôi. Bạn có bị rối loạn lo âu hay không?
Nếu bạn có ít nhất 4 câu trả lời “có” cho các câu hỏi dưới đây thì bạn đã bị rối loạn lo âu:
• Bạn có thường xuyên thấy căng thẳng, lo lắng hoặc dễ cáu kỉnh, bực mình?
• Sự lo lắng của bạn có ảnh hưởng đến công việc, học tập hoặc nhiệm vụ của bạn trong gia đình không?
• Bạn cảm thấy sợ hãi mà bạn biết là mình sợ rất vô lý nhưng không thể kiểm soát được điều đó? • Bạn có tin rằng có một điều gì xấu sẽ xảy ra nếu có một số việc không được làm theo cách mà bạn nghĩ?
• Bạn có né tránh những tình huống hoặc những hoạt động nhất định nào đó bởi vì nó gây cho bạn lo lắng?
• Bạn có bị những cơn nhịp tim đập nhanh mà bạn thường cho là mình bị bệnh lý về tim mạch và đi khám thì không có bệnh lý gì về tim mạch không?
• Bạn có cảm giác như là có điều gì nguy hiểm và thảm họa gì đó sắp xảy ra đối với bạn không? Biểu hiện chứng rối loạn lo âu thế nào?
Rối loạn lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Vì vậy biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có thể rất khác nhau và ngay từ ban đầu người bệnh thường đi khám ở những chuyên khoa khác nhau như là tim mạch, hô hấp, thần kinh… chứ ít khi người bệnh đến chuyên khoa tâm thần. Ngay từ đầu người bệnh ít khi công nhận đây là những bệnh lý về tâm thần, đôi khi họ còn rất khó chịu, nổi cáu với thầy thuốc khi chuyển họ đi khám chuyên khoa về tâm thần. Với người này, bệnh có thể biểu hiện dưới dạng một cơn lo âu kịch phát mà không có dấu hiệu báo trước, nhưng với người khác bệnh lại có thể xuất hiện từ từ, có người lại có những sự căng thẳng, lo lắng về mọi thứ trong cuộc sống nhưng tất cả những rối loạn này tập trung vào việc lo lắng hoặc sợ hãi một cách nghiêm trọng về một tình huống mà hầu hết người bình thường không có ai cho là nghiêm trọng với biểu hiện ở những nhóm rối loạn sau:
Rối loạn lo âu là một nhóm triệu chứng liên quan đến nhiều trạng thái khác nhau. Vì vậy biểu hiện lâm sàng của căn bệnh này có thể rất khác nhau và ngay từ ban đầu người bệnh thường đi khám ở những chuyên khoa khác nhau như là tim mạch, hô hấp, thần kinh… chứ ít khi người bệnh đến chuyên khoa tâm thần. Ngay từ đầu người bệnh ít khi công nhận đây là những bệnh lý về tâm thần, đôi khi họ còn rất khó chịu, nổi cáu với thầy thuốc khi chuyển họ đi khám chuyên khoa về tâm thần. Với người này, bệnh có thể biểu hiện dưới dạng một cơn lo âu kịch phát mà không có dấu hiệu báo trước, nhưng với người khác bệnh lại có thể xuất hiện từ từ, có người lại có những sự căng thẳng, lo lắng về mọi thứ trong cuộc sống nhưng tất cả những rối loạn này tập trung vào việc lo lắng hoặc sợ hãi một cách nghiêm trọng về một tình huống mà hầu hết người bình thường không có ai cho là nghiêm trọng với biểu hiện ở những nhóm rối loạn sau:
– Biểu hiện về cảm xúc: sợ và lo lắng một cách quá mức trước những sự việc không đáng lo, cảm giác rất sợ chết, khiếp sợ cái chết, có vấn đề về tập trung, chú ý vào công việc, dễ bị kích thích, cảm thấy đứng ngồi không yên, cảm giác căng thẳng, hay giật mình, hay nghĩ đến những điều nguy hiểm xảy ra với mình, cảm thấy đầu óc mình trống rỗng, cảm thấy có điều gì xấu sẽ xảy ra với mình.
– Những biểu hiện về triệu chứng cơ thể: rối loạn lo âu không chỉ là triệu chứng của cảm xúc mà tất cả các cơ quan, bộ phận trong cơ thể đều có thể bị ảnh hưởng và làm cho cơ thể có những biểu hiện về triệu chứng cơ thể khác nhau và chính điều này làm cho người bệnh bị chẩn đoán nhầm với những bệnh lý khác và không được điều trị đúng chuyên khoa hoặc phải mất thời gian dài mới có thể gặp được đúng thầy thuốc chuyên khoa tâm thần. Những biểu hiện phổ biến về triệu chứng cơ thể của rối loạn lo âu là: cơn nhịp tim nhanh, vã mồ hôi, khó chịu ở dạ dày hoặc cảm giác hoa mắt, chóng mặt, người bệnh hay đi tiểu hoặc hay phải đi ngoài, thở nhanh và nông, run tay chân và co quắp chân tay, căng cơ, đau đầu, mệt mỏi và mất ngủ. Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ Cũng giống như các rối loạn tâm thần khác, nguyên nhân của rối loạn lo âu lan tỏa chưa được biết rõ. Các nhà nghiên cứu cho thấy bệnh có thể liên quan đến các chất hoá học trong não thường gọi là các chất dẫn truyền thần kinh như serotonin, GABA (gamma-aminobutyric acid) và norepinephrine. Tuy nhiên, nguyên nhân có thể là một sự phối hợp của những quá trình sinh học trong cơ thể, các yếu tố di truyền, môi trường sống, nhân cách. Nhiều bệnh nhân cho rằng những nỗi lo âu của họ bắt đầu từ thời thơ ấu, nhưng chúng cũng vẫn có thể xảy ra ở lúc trưởng thành.
Một số yếu tố tăng nguy cơ sinh bệnh:
Tuổi thơ bất hạnh: Trẻ có tuổi thơ bất hạnh và nhiều nghịch cảnh, chứng kiến những hình ảnh gây tổn thương, có nguy cơ cao hơn.
Bệnh tật: Mắc phải bệnh nặng khiến bệnh nhân hoang mang về sự tồn tại của mình. Lo âu về tương lai, cách điều trị, chi phí có thể vượt quá khả năng chịu đựng.
Stress: Nhiều tình huống stress dồn dập trong cuộc sống có thể khởi phát sự lo âu quá mức. Ví dụ tan vỡ các mối quan hệ thân tình đi kèm với stress bị mất việc và mất thu nhập là khởi đầu cho rối loạn lo âu lan tỏa.
Nhân cách: Một số dạng nhân cách nào đó dễ sinh rối loạn lo âu lan tỏa. Những người không đạt được nhu cầu về tâm lý, như trường hợp không có những liên hệ gần gũi được đáp ứng đầy đủ có nguy cơ cao mắc bệnh. Ngoài ra, một số rối loạn nhân cách, như rối loạn nhân cách ranh giới (borderline personality disorder), cũng đi kèm với rối loạn lo âu.
Di truyền: Một số chứng cứ cho thấy rối loạn lo âu lan tỏa có yếu tố di truyền khiến nó thường gặp ở nhiều thành viên trong cùng một gia đình.
Các thể loại rối loạn lo âu ra sao?
1. Lo lắng lan tỏa: Những lo lắng, sợ hãi luôn luôn thường trực làm ảnh hưởng đến công việc hàng ngày của bạn hoặc bạn có những lo lắng là có một điều gì không tốt với bạn đang chuẩn bị xảy đến. Những bệnh nhân lo âu lan tỏa thường cảm thấy lúc nào cũng lo lắng, mặc dầu họ không biết tại sao và thường có biểu hiện kèm theo như mất ngủ, nóng rát dạ dày, bồn chồn bất an, mệt mỏi…
2. Gặp vấn đề về giấc ngủ: Nhiều người hay bị lo lắng một vài chuyện trước khi ngủ, nên não của họ giống như bị “tắc đường”, không cảm thấy thư thái để có giấc ngủ ngon. Thậm chí sau khi tỉnh giấc, họ cũng khó bình tĩnh trở lại.
3.Những nỗi sợ vô lý: Được đặc trưng bởi những cơn hoảng hốt sợ hãi, tim đập nhanh, thở nhanh, nông, run rẩy chân tay, cảm giác buồn nôn, cảm thấy như mất sự kiểm soát hoặc cảm giác như mình bị điên. Bệnh nhân thường kèm theo tình trạng sợ đám đông hoặc sợ khoảng trống, tránh đến những nơi công cộng như siêu thị, đi máy bay…
4.Sợ đặc hiệu: Là một sự sợ hãi không có thật hoặc một sự sợ hãi quá mức một đồ vật, một hành động hoặc một tình huống thực sự không nguy hiểm. Sợ đặc hiệu phổ biến là sợ động vật. Ví dụ như sợ rắn hoặc nhện, sợ độ cao hoặc sợ đi máy bay. Trong những trường hợp nặng, bệnh có thể kéo dài và người bệnh thường tránh những tình huống gây sợ này. Điều này làm cho bệnh nặng thêm.
5.Rối loạn stress sau khi chấn thương: Stress có từ mức độ nhẹ đến nặng, kéo dài sau sau khi bị chấn thương thể chất và tinh thần. Các biến cố có thể là chiến tranh, khủng bố, tù đầy, bắt cóc, hiếp dâm, mất việc, mất người thân yêu… Bệnh nhân trở nên lạnh nhạt với mọi người, tránh không muốn nghe những hoàn cảnh có thể gợi lại biến cố cũ, nhưng ban đêm lại hay có ác mộng về biến cố. Tính tình của họ thay đổi, trở nên nóng nẩy, khó tính, hay gây sự đôi khi hung giữ.Khi bị stress nhẹ, kể cả nặng, mà chúng ta vượt qua được, thì chúng ta đã được “trui rèn” trở nên cứng cáp, can đảm trong cuộc sống. Trường hợp này, stress có lợi. Khi stress nặng hoặc xảy ra nhiều lần mà chúng ta không vượt qua được thì rất dễ dẫn đến các phản ứng trầm cảm trong thời gian ngắn, phản ứng trầm cảm kéo dài hay vừa lo âu vừa trầm cảm…
6.Nói những câu lặp đi lặp lại: Những người hễ gặp chút việc nhỏ, thay vì ngồi suy nghĩ, họ liên tục hỏi đi hỏi lại ai đó bên cạnh, có thể họ đang mắc chứng lo âu.
7.Sự hoảng loạn tấn công: Biểu hiện của nó là bỗng nhiên cảm thấy sợ hãi và bất lực, thường duy trì trong vài phút, kèm theo dấu hiệu khó thở, chân tay tê liệt, đổ mồ hôi, đau đầu thiếu sức lực.
8.Nghi ngờ chính mình: Nhiều người có thói quen tập trung vào một số vấn đề cụ thể rồi liên tục tự đặt câu hỏi nghi ngờ chính mình, như mình có yêu chồng không, mình có năng lực không… Để rồi chính họ cũng không có một câu trả lời rõ ràng, nên luôn bị rơi vào trạng thái mệt mỏi, lo âu.
9.Rối loạn ám ảnh cưỡng bức: được đặc trưng bởi những ý nghĩ hoặc những hành vi không mong muốn nhưng không thể kiểm soát hoặc không thể không thực hiện được, ví dụ như bạn rất sợ tay bẩn và có thể mất hàng tiếng đồng hồ để rửa tay, bạn luôn sợ rằng mình quên không khóa cửa và phải kiểm tra nhiều lần…
10.Ám ảnh sợ khoảng trống: Nếu cho rằng đây là một sự sợ hãi khoảng không gian rộng sẽ không chính xác. Ám ảnh sợ khoảng trống là sự sợ hãi hơn khi ở những nơi hoặc những tình huống mà có thể khó hoặc lúng túng để thoát khỏi, hoặc ở đó không có sự giúp đỡ. Người bị ám ảnh sợ khoảng trống có thể thấy dễ chịu khi ở nơi được an toàn, ở đó có vợ, chồng, con cái, bạn bè và thậm chí chỉ có một con chó cảnh hoặc có thuốc mang theo mình. Bệnh thường khởi phát giữa tuổi 15-20 hoặc giữa 30-40 tuổi, nữ nhiều hơn nam. Nếu không được điều trị, ám ảnh sợ khoảng trống có thể trở nên dai dẳng và là trạng thái mất khả năng làm việc nhất, gây nhiều đau khổ, buồn rầu. Điều trị rối loạn lo âu như thế nào? Nếu không điều trị, rối loạn lo âu nặng có thể gây ra đau đớn và buồn rầu, đòi hỏi phải được điều trị đặc hiệu. Bệnh nhân cần được các nhà chuyên môn như các bác sĩ đa khoa, các nhà tâm thần học thăm khám và cho chỉ định điều trị.
Có một số cách làm giảm lo âu nhẹ:
– Nói với người khác về cảm giác của mình.
– Ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí hợp lý, thường xuyên tập thể dục, thể thao (những điều mà người rối loạn lo âu thường bỏ qua). Đôi khi chỉ việc ăn uống nghỉ ngơi hợp lý, tập luyện đều đặn hằng ngày sẽ tạo nên một chuỗi các yếu tố giúp lành bệnh.
– Thư giãn, dưỡng sinh luyện tập, thở khí công rất có lợi cho việc trị bệnh. Một số cách phòng ngừa suy nhược thần kinh:
– Thực hiện lối sống lành mạnh như dinh dưỡng hợp lý, ngủ đủ giấc, tập thể dục, tránh lạm dụng rượu bia, tránh sử dụng thuốc kích thích…
– Biết lượng sức mình, không nên đặt tham vọng thử thách quá cao mà bản thân không thể thực hiện được.
– Học hỏi bạn bè, quan hệ cởi mở
– Tránh ích kỷ, thù hằn
– Nên nói ra tình trạng buồn phiền, lo lắng hay tình trạng suy nhược (cơ thể và thần kinh) với người thân cận hoặc ai đó mà chúng ta tin tưởng.
Nếu không chữa trị sẽ dẫn đến sức khoẻ kém, thậm chí kiệt sức, bất an, lo lắng cho cuộc sống bản thân và gia đình. Nói cách khác là dẫn đến trầm cảm lo âu. Trạng thái trầm cảm không chữa trị, các triệu chứng sẽ nặng thêm, cảm giác vô dụng, tội lỗi và ý nghĩ chết chóc tăng lên, rất dễ dẫn đến tự tử.
Trung tâm Giải pháp Hello3s
(Nguồn : Vietbao)